cách huấn luyện chó con

Cách Huấn Luyện Chó Con Đơn Giản Từ A-Z

Cách huấn luyện chó con biết nghe lời và tuân theo mệnh lệnh của chủ mà không cần dùng dây xích( có thể áp dụng cách nuôi chó phốc sóc, chó poodle…). Nếu như bạn là người mới nuôi chó con thì ĐỪNG bỏ qua bài viết dưới đây:

TOP ĐỘNG THỰC VẬT sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn, cùng theo dõi thông tin bên dưới nhé!

cách huấn luyện chó con ghi nhớ được tên gọi

Vì sao cần huấn luyện chó con?

 Chó con mới chào đời vô cùng lạ lẫm và nhút nhát với thế giới xung quanh, thế nên chúng cần được huấn luyện từ sớm để có thể tự kiểm soát bản thân, biết nghe lời và nhanh chóng thích nghi với xã hội. 

Chó con được huấn luyện từ sớm là những chú chó đặc biệt thông minh và thú vị sau này cũng như có khả năng tự vệ linh hoạt để ứng phó với những mối nguy hại từ bên ngoài.

Cách huấn luyện chó con nghe lời

Huấn luyện chó con ghi nhớ tên gọi

Giao tiếp với chó con bằng cách gọi tên chúng sẽ giúp việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn vì chúng tập trung hơn và có sự gắn kết tinh thần sâu sắc với người chủ. Sau đây là những bước đơn giản giúp bạn dạy chó con ghi nhớ tên gọi:

  • Đặt tên yêu thích và ngắn gọn( thường không quá hai từ)
  • Gọi chúng với tông giọng vui vẻ và trìu mến 
  • Kèm theo những hành động cổ vũ như vỗ tay, vẫy tay, nhún nhảy,…
  • Trao cho chúng phần thưởng bằng cách xoa đầu, vuốt ve, cho thức ăn,… mỗi khi chúng hoàn thành tốt
  • Thực hiện vòng lặp trên thường xuyên trong ngày cho đến khi chúng hoàn toàn nhớ tên của mình.

Huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ quy định

Việc chó đi “giải quyết” bậy bạ là nỗi khổ chung của hầu hết các người chủ. Vì thế, việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ từ lúc còn nhỏ là điều vô cùng khó nhằn nhưng rất cần thiết. Để quá trình trở nên nhanh chóng, bạn cần nắm rõ các công đoạn sau:

  • Theo dõi tần suất “giải quyết” của chúng. Thông thường, chó con dưới 12 tuần tuổi chưa thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng, đổ tuổi thích hợp nhất để dạy chúng chuyện này là từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Cố định vị trí đi vệ sinh cho chúng, tùy mỗi người chủ mà chọn một chỗ khác nhau nhưng thường là khay, bồn cầu, góc tường sau nhà, sân vườn,…
  • Nắm rõ các biểu hiện chó con muốn “giải quyết nỗi buồn”, đó thường là ngửi nền nhà đồng thời xoay vòng tròn, cào móng liên tục, kêu ư ử,…

cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ

  • Lập thời gian biểu ăn uống hợp lý cho cún con hỗ trợ rất nhiều cho việc huấn luyện đi vệ sinh của chúng, 2- 3 bữa một ngày tùy thuộc vào sức ăn và khối lượng của chúng
  • Thời điểm chó đi vệ sinh thường là sau các bữa ăn, sau khi ngủ dậy. Vì thế, bạn nên theo dõi một cách linh hoạt để thả và nhốt chúng vào chuồng hợp lý
  • Việc áp dụng khen thưởng và trách phạt là cần thiết. Khi chó con thực hiện tốt, bạn hãy trao chúng đồ ăn hoặc xoa đầu, vuốt ve chúng nhưng chỉ nên khen thưởng ở thời gian đầu
  • Ngược lại, nếu chúng đi sai chỗ, hãy hạn chế la mắng hay đánh đập chúng mà hùng hổ nghiêm khắc dạy bảo chúng và dọn dẹp, khử mùi sạch sẽ các khu vực xung quanh để tránh việc chó con ngửi thấy mùi “quen thuộc” của chúng mà lại đi bậy.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ nhiều cách khác nhau và cụ thể hơn nhé!

Huấn luyện chó con không ăn bậy

Đây được coi là một trong những công đoạn khó nhất khi huấn luyện chó, đã thế lại còn là chó con thì mọi việc dường như bất khả thi. Nhưng bạn yên tâm, sau khi chó con hình thành những thói quen kỷ luật chung thì bạn có thể tiến hành dạy chúng tự bảo vệ mình bằng cách không ăn thức ăn của người lạ hay thức ăn rơi vãi dưới đất.

Xem Thêm:  Tất Tần Tật Về Chó Alaska Trắng Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua

Nếu kinh phí để thuê một huấn luyện viên chó là quá đắt đỏ thì bạn vẫn có thể trở thành một người chủ kim huấn luyện viên cho chú chó của mình, bằng cách tham khảo tiến trình dưới đây:

  • Cột chó vào cột và nhờ một người khác đặt miếng thịt tới lại gần
  • Bạn đứng cạnh đó, chuẩn bị một chiếc roi và theo dõi hành vi của chúng
  • khi chó tiến tới lấy miếng mồi, bạn lập tức “phác” roi đồng thời chỉ tay vào người kia
  • Người kia bỏ miếng thịt xuống, hắt hủi chú chó và sau đó bỏ đi

cách huấn luyện chó con không ăn, cắn phá bậy

  • Nếu chúng tiếp tục có ý định đớp miếng mồi, bạn lại “phát” roi với giọng điệu đe dọa kết hợp giật dây thắt trên người chúng
  • Nếu chúng không còn phản ứng với miếng thịt, hãy khen thưởng và dắt chúng đi chơi
  • Trường hợp chúng vẫn không bỏ cuộc với miếng mồi, bạn cần mạnh tay “phát” roi và đe dọa hơn nữa
  • Quá trình này cần lặp lại nhiều lần để mang lại kết quả tốt. Trường hợp chó còn quá khờ và chưa tiếp thu được, bạn nên cân nhắc sử dụng máy phát điện với cường độ nhẹ( <0,5A; <16W).

Huấn luyện chó con vô chuồng

  • Tạo một gian phòng ngủ riêng cho chúng
  • Tạo thời gian biểu ngủ nghỉ hợp lý
  • Đặt những món đồ quen thuộc của chúng tại đó( thảm mền chúng hay nằm, đồ vật chúng hay chơi,…)
  • Sử dụng khẩu lệnh ngắn gọn như “vô chuồng”, “đi vô”, “vô nằm”,… để ra lệnh chúng quay về vị trí đúng hoặc nhắc nhở chúng nếu nằm sai chỗ
  • Khen thưởng chúng ngoan ngoãn bằng những cái xoa đầu, vuốt ve, hạn chế việc trao thưởng bằng đồ ăn.

Huấn luyện chó con không cắn phá bậy

  • Chuẩn bị đồ chơi riêng cho chó. Chó con khi mọc răng sẽ bị ngứa lợi và muốn gặm cắn đồ vật cứng, vì vậy bạn hãy cho chúng đồ chơi như cục xương giả, trái bóng quần vợt,…
  • Hướng dẫn chó con phân biệt đồ chơi với đồ đạc trong nhà. Ngay khi chúng có các hành vi cắn phá đồ, bạn có thể răn đe chúng bằng giọng đe dọa hoặc tạo ra tiếng động lớn để chúng sợ
  • Vì chó con thường rất tăng động nên bạn phải giải phóng năng lượng cho chúng bằng cách tạo khung giờ để thả chúng tự do, dắt chúng đi dạo,…

Huấn luyện chó con nhặt đồ

  • Chuẩn bị một món đồ đáp ứng 3 tiêu chí sau: kích thước đủ nhỏ để chó con ngậm được, nhẹ và quen thuộc để tạo hứng thú hơn cho chúng( vd: cục xương nhựa, trái bóng nhỏ,…)
  • Đầu tiên, cho chúng tiếp xúc với món đồ tầm 10- 30 giây. Tiếp theo bạn dành lấy món đồ và chạy đi để chúng chạy theo bạn, lặp lại việc này vài lần để kích thích sự hứng thú cho chúng
  • khi chúng đã dần quen, bạn chuyển sang bước cao hơn. Đó là ném món đồ ra xa cách bạn từ 2- 3m, sau đó chạy tới với dụng ý để chó con chạy tới cướp trước bạn

cách huấn luyện chó con chạy nhặt đồ

  • Sau khi chó con ngậm được món đồ và tiến lại gần bạn, bạn hô hiệu lệnh “nhả” hoặc “đưa” đồng thời dùng tay bóp mõm chúng để lấy món đồ lại rồi thưởng thức ăn cho chúng
  • Tiếp tục lặp đi lặp lại thao tác này đến khi cho con tự nhả món đồ ra khi nghe hiệu lệnh mà bạn không cần phải bóp mõm chúng nữa
  • Nâng độ khó lên bằng cách tăng khoảng cách ném món đồ, món đồ càng xa càng thử thách chúng phải kiên nhẫn chạy tới và tìm kiếm. Lúc này, bạn chỉ cần đứng đợi “đồng đội” mang đồ về cho mình

Tương tự, các bạn có thể tham khảo thêm để huấn luyện chó poolde hiệu quả nhất nhé!

Huấn luyện chó con ngồi và nằm

Để dạy chó con ngồi theo mệnh lệnh, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

  • Đưa thức ăn trước mặt chúng và di chuyển lên đỉnh đầu chúng một cách từ từ để thu hút sự chú ý
  • khi chó con ngẩng đầu lên, theo phản xạ tự nhiên chúng sẽ ngồi xuống để dễ dàng ngước nhìn
  • Lúc đó, bạn hãy thưởng thức ăn cho chúng đồng thời hô khẩu lệnh “ngồi” một cách dõng dạc
  • Thực hiện phương pháp này liên tục từ 15-20 lần cho mỗi lần tập đến khi bạn chỉ hô khẩu lệnh “ngồi” mà không cần dùng thức ăn là đã thành công
Xem Thêm:  Chó Pitbull Việt Nam Có Gì Khác Biệt So Với Chó Pitbull Thuần Chủng?

Đối với việc dạy cho cún con nằm, các bước dưới đây sẽ cải thiện chúng về thái độ, cụ thể là giúp chúng điềm tĩnh, tự chủ hơn, ngoan ngoãn và không vồ vập khi khách vô nhà hay khi gặp trẻ con,…

cách huấn luyện chó con nằm

  • Đầu tiên cần ra lệnh chúng ở tư thế ngồi và bắt đầu hô “nằm xuống”
  • Dùng thức ăn đưa ra trước mặt chúng, từ từ hạ xuống đồng thời kéo ra xa một tí để dụ chân trước của chúng đi về phía trước 
  • đến khi chúng đã nằm hẳn, bạn thưởng thức ăn cho chúng
  • Lặp lại phương pháp này liên tục từ 5- 10 phút mỗi ngày 

Huấn luyện chó con biết bắt tay

Việc dạy chó con bắt tay là một trong những hoạt động huấn luyện chó cơ bản và thú vị . Dù thế, đó vẫn là một vấn đề khó khăn đối với những người chủ cũng như mất khá nhiều thời gian. 

Nếu bạn cũng đang loay hoay về việc đó thì hãy tham khảo quy trình dưới đây:

  • Chuẩn bị thức ăn mà chó con của bạn yêu thích
  • Ra lệnh cho chúng ngồi vì tư thế ngồi giúp giữ thăng bằng tốt khi bắt tay( bạn có thể tham khảo phía trên)
  • Đặt thức ăn vào lòng bàn tay bạn và đưa ra xa cách mũi chúng 3 – 5cm một cách chậm rãi 
  • Khi đã thu hút được sự chú ý của chúng, bạn ngừng di chuyển tay và nắm lòng bàn tay lại để giấu thức ăn đi

cách huấn luyện chó con tự động bắt tay

  • Khi chúng nhận ra thức ăn bị giấu trong tay bạn, chúng sẽ tìm cách lấy bằng cách khều tay bạn
  • Sau mỗi lần chúng khều tay, bạn hãy thưởng cho chúng thức ăn
  • Kết hợp hô to, rõ hiệu lệnh với các từ đơn như “bắt”, “tay”, “nắm”,…cho mỗi lần tập khi chúng đã dần quen với việc khều tay 
  • Trường hợp chúng không khều tay bạn, bạn có thể nắm lấy chân cún giơ lên đồng thời xoa đầu và cho chúng ăn, bạn cần tỏ ý khuyến khích để chúng hiểu được dụng ý của bạn.

Huấn luyện chó con không cắn người 

Hành động “cắn” là sự phát triển tự nhiên của chó con. Điểu này có vẻ dễ thương khi chúng còn nhỏ nhưng đối với một chú chó trưởng thành thì hoàn toàn không. 

Vì vậy bạn phải tập cho chúng thói quen ngừng cắn càng sớm càng tốt, với những bước như sau:

  • Ban đầu, bạn chơi với chúng cho đến khi chúng cắn bạn
  • Bạn hãy kêu lên tiếng to và sắc như những chú chó khác kêu khi bị cắn đau
  • Ngưng chơi và đứng dậy để tỏ thái độ không ủng hộ hành vi của chúng
  • Bạn tiếp tục chơi với chúng, lần này để tay bạn ở trạng thái thả lỏng để giảm sự thô bạo của chúng
  • Nếu chúng vẫn cắn mạnh, bạn phải đe dọa chúng nghiêm khắc nhất có thể và đứng dậy đi chỗ khác, bỏ mặc chúng trong 30 giây
  • Sau 30 giây, bạn quay lại chơi lại một lần nữa, lần này chúng không cắn bạn thì hãy thưởng cho chúng thức ăn
  • Trường hợp chó con vẫn chưa tiếp thu được, bạn cần kiên nhẫn hơn và thực hiện phương pháp này không quá 4 lần trong mỗi 20 phút, vì bắt chúng học quá lâu sẽ giảm hứng thú và hiệu quả

Cách huấn luyện chó con mới đẻ

Nếu ai có thể huấn luyện chó con mới đẻ thành công, thì người đó đã trở thành vị huấn luyện viên bậc thầy số 1 thế giới rồi. Thật kì cục khi một con người cũng phải mất từ 9- 12 tháng đầu đời để biết bò chứ nói chi tới chuyện “huấn luyện” chó con “mới đẻ”.

Sau đây là những giai đoạn đầu tiên trong đời của một chú chó mà bạn cần phải đặc biệt chú ý:

  • 0- 8 tuần tuổi: Giai đoạn này chó con rất yếu, bạn cần đặc biệt giữ ấm và cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho chúng
  • 8- 16 tuần tuổi: Chó con đã dần thích nghi với xã hội và bạn có thể phát triển một số kĩ năng đơn giản cho chúng như tự biết chỗ ngủ, chỗ đi vệ sinh, ngồi, nằm, không cắn phá đồ đạc trong nhà,…
  • 20- 24 tuần tuổi trở lên: Bạn đã có thể áp dụng dạy chú chó của mình các lệnh nâng cao hơn như nhặt đồ, không ăn bậy, không cắn người,…

Cách huấn luyện chó con từ 2- 3 tháng tuổi

Chó con còn quá nhỏ vẫn chưa tự hoàn thiện các chức năng của cơ thể cũng như thái độ ứng xử về mặt xã hội còn yếu. Để huấn luyện chúng trong giai đoạn này, bạn chỉ nên tập trung vào 2 thói quen chính là thời gian biểu cho việc ăn và đi vệ sinh.

Xem Thêm:  Thông Tin Về Chó Phốc Lai Chihuahua - Giống Chó Lai Được Yêu Thích Nhất Trên Thế Giới

Thiết lập thời gian các buổi ăn

  • Đối với chó con to, bạn chuẩn bị 2 buổi ăn lớn 1 ngày cho các bữa trưa và bữa tối
  • Đối với chó con nhỏ thì chúng cần 3 buổi ăn 1 ngày với khẩu phần ít hoặc vừa trải đều bữa sáng, bữa trưa và bữa tối
  • Bạn cần cố định thời gian ăn và tuân theo đều đặn. Mỗi buổi ăn chỉ nên kéo dài từ 15- 20 phút, sau khoảng thời gian đó hãy cất thức ăn đi để chúng biết đã hết giờ ăn
  • Hạn chế hết mức có thể việc cho chó con ăn vặt giữa các buổi

Xây dựng thói quen đi vệ sinh

  • Cho chó con đi vệ sinh sau các buổi ăn
  • Cho chó con đi vệ sinh trước khi ngủ và sau khi thức dậy
  • Quản lý việc đóng và mở chuồng nhất quán với thời gian đi vệ sinh của chúng

Tạo thời gian biểu huấn luyện khoa học

Tùy thuộc vào tính chất công việc và đặc điểm của từng thú cưng mà mỗi người chủ cần có một trang chủ riêng để xây dựng lịch trình phù hợp, cân bằng với cuộc sống.

Để làm được điều này, người chủ cần phải đặc biệt chịu khó, kiên nhẫn theo dõi thú cưng của mình đồng thời quán xuyến tốt thời gian của bản thân.

Nhưng dù linh hoạt là cần thiết, người chủ vẫn không nên thay đổi thời gian biểu của thú cưng trong quá trình huấn luyện chúng vì điều này sẽ dẫn đến hệ quả là bạn vừa mất thời gian, vừa tốn sức mà vẫn không nhận lại kết quả huấn luyện như mong muốn.

Khen thưởng xứng đáng

Khen thưởng là hoạt động gắn liền với huấn luyện chó con. Khen thưởng là sự khích lệ, cổ vũ, ca ngợi khi chú chó của bạn làm tốt nhiệm vụ mà chúng được giao.

cách huấn luyện chó con ngồi xe máy

Bạn có thể trao chúng cái ôm, xoa đầu, vuốt ve hoặc thưởng thức ăn cho chúng nhưng phải nắm rõ những lưu ý dưới đây để phần thưởng trở nên xứng đáng:

  • Thời điểm trao thưởng không được quá sớm cũng như quá muộn trong một buổi huấn luyện
  • Nếu bạn thưởng quá sớm sẽ làm gián đoạn việc chúng hoàn thành nhiệm vụ trong khi quá muộn sẽ ngăn cản chúng ý thức về phần thưởng mà chúng nhận được sau khi hoàn thành tốt
  • Thưởng bằng thức ăn trong giai đoạn đầu huấn luyện mang lại hiệu quả cao nhưng bạn nên nhớ giảm lần cách thức này về sau để tránh việc chó con hình thành thói quen ỷ lại vào thức ăn
  • Vỗ về, vuốt ve và những hành động âu yếm khác nên được làm thường xuyên để động viên chú chó của mình

Một vài lưu ý trong quá trình huấn luyện chó con

  • Thái độ kiên nhẫn, bình tĩnh, dứt khoát, tích cực
  • Thưởng, phạt rõ ràng, có thể quở trách nhưng tuyệt đối không lạm dụng vũ lực
  • Tuân thủ nghiêm túc các thời gian biểu huấn luyện cố định 
  • Tìm bác sĩ thú y để nhờ tư vấn khi có thắc mắc cần giải đáp hay chó con gặp vấn đề
  • Chú ý đến tần suất huấn luyện, không nên quá gấp gáp mà cần có lịch nghỉ ngơi phù hợp để chó con được thư giãn và hứng thú với việc huấn luyện
  • Sử dụng các khẩu hiệu, mệnh lệnh trong quá trình huấn luyện cún

Trên đây là mọi thông tin mà TOP ĐỘNG THỰC VẬT đã cung cấp cho bạn về cách huấn luyện chó con, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

 

 

Khánh An

Khánh An

Khánh An tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm TP, HCM. Hiện đang là CEO, Founder của website topdongthucvat.com. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và chính xác nhất liên quan đến các loài động vật, thực vật, thú cưng. Ngoài ra Khánh An đang là chủ biên soạn chính cho web, sẽ cố gắn cung cấp đến quý đọc giả những thông tin đa chiều về tất cả các loài động vật, thực vật.

 topdongthucvat@gmail.com  https://topdongthucvat.com
Chia Sẻ Bài Viết

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *