Top Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Chó Bỏ Ăn Mà Bạn Nên Biết
Chó bỏ ăn (bị ốm, bị bệnh, bị nôn ra, biếng ăn mệt mỏi, chỉ uống nước,…) là những tình trạng đáng quan ngại và đang rất được quan tâm đối với người nuôi chó. Vì sao thú cưng của bạn lại chán nản thức ăn, những nguyên nhân gây ra đó là gì, cách khắc phục ra sao.
Nếu bạn đang rất lo lắng, muốn tìm hiểu và muốn biết câu trả lời. Đừng lo, hãy để Top Động Thực Vật giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn ngay sau đây nhé!
Chó bỏ ăn là bệnh gì?
Chó là một loài khá háu ăn, ở hầu hết các bữa ăn của mình chúng đều tỏ ra rất ham hố, thích thú và ăn cũng rất nhiều. Đến một ngày nào đó chú cún của bạn tỏ ra mệt mỏi, bỏ ăn, bị nôn ra,… đây chính là những dấu hiệu đầu tiên về tình hình sức khỏe của chúng đang ngày một xấu đi.
Đối với những người nuôi chó lâu năm có thể đã quá quen với những tình trạng trên, đó là vấn đề chung mà bao người đang gặp phải, rất quan ngại và cần được quan tâm vì thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cún nếu không khắc phục kịp thời.
Một số nguyên nhân có thể kể đến sau đây.
Mắc một số bệnh thường gặp khiến chó bỏ ăn
Tuy chó là một loài khá khỏe mạnh, nhanh nhẹn lại thích chạy nhảy, hay luyện tập sức khỏe nhưng bị bệnh là điều không thể tránh khỏi ở mọi sinh vật sống. Điều này diễn ra ở tất cả các giống chó, chó đực, chó cái lẫn cả chó con.
Cách chọn đúng thức ăn dành cho chó và những thực phẩm nên dùng bạn nên tham khảo
Chó bỏ ăn vì rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân xuất phát chủ yếu do sự kém hiểu biết về vấn đề ăn uống, thức ăn dành cho chó và những thực phẩm không nên dùng khi cho chó ăn. Không phải ăn khỏe, ăn mạnh là có thể cho cún ăn bất cứ thứ gì mình muốn, đặc biệt là chó con.
Các bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, an toàn, hợp lí, tránh cho cún ăn vặt như: nho, socola, kẹo cao su, đồ ngọt, bơ đậu phụng,… và những thức ăn quá mặn, không nên cho cún ăn quá nhiều, béo phì cũng là nguyên nhân thúc đẩy bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó.
Đau bụng khiến chó bỏ ăn nôn mửa
Ăn bậy cũng chính là một trong những lí do khiến chó bị đau bụng, nôn mửa. Dù là những chú chó được huấn luyện kĩ càng nhưng không một ai có thể cưỡng nổi cám dỗ của đồ ăn, thức uống có màu sắc, mùi vị bắt mắt. Vì thế cần chú ý và để mắt đến cún, nhất là khi có trẻ con trong nhà.
Thay đổi đa dạng khẩu phần ăn cho cún giúp chúng thích thích thú và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc đổi thức ăn quá nhiều lần, điều này làm chó của bạn không thích nghi kịp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến cún dễ bị tiêu chảy, ói mửa, đau bụng,…
Lựa chọn thực phẩm cho chó con đúng cách , ngon, bổ, rẻ mà bạn nên biết
Chó bỏ ăn vì bệnh giun sán, Care và Prove
Bị nhiễm nhiều giun sán trong cơ thể khiến chó mệt mỏi, nôn mửa, bỏ ăn. Đây là căn bệnh không quá phổ biến và hiếm gặp ở chó. Tuy nhiên không nên chủ quan và phải thận trọng trong thức ăn cũng như quá trình sinh hoạt của chúng. Bị nhiễm quá nhiều sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Ngược lại Care là căn bệnh dễ gặp và rất nguy hiểm. Căn bệnh quái ác này nên phát triển dần theo thời gian khiến chó bị suy nhược, giảm sức đề kháng, gây áp lực và làm hại đến toàn bộ cơ quan trên người cún. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết được bệnh Care là:
- Chó bỏ ăn, biếng ăn, mệt mỏi, ủ rũ.
- Nghẹt mũi, thở gấp và phát ra âm thanh khò khè
- Tiêu chảy, nôn mửa ra dịch màu vàng, phân có mùi hôi, tanh, nhớt.
- Nhãn cầu sẽ trở nên đục, mờ
- Hơn nữa còn có khả năng co giật, động kinh, sủi bọt mép,…
Nguy hiểm hơn Care có thể nhắc đến Prove, căn bệnh có thể cướp đi tính mạng chó vỏn vẹn từ 3 – 4 ngày sau khi phát tán. Tuy đã có thuốc đặc trị nhưng cần một thời gian dài để cún có thể khỏe mạnh trở lại. Nên đưa ngay đến bác sĩ thú y để có cách chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nhận thấy như:
- Chó bỏ ăn, mệt mỏi, hay nằm một chỗ, không muốn vận động.
- Nôn ói ra dịch màu trắng, màu vàng
- Tiêu chảy, phân có mùi lạ.
Chó bỏ ăn vì được quá nuông chiều
Không huấn luyện tốt, tạo thói quen xấu, không giữ vững lập trường và mềm lòng với cún chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến chó bỏ ăn vì được cho nhiều thức ăn yêu thích trong bữa phụ, cún sẽ không còn bụng để thưởng thức các món ăn trong bữa ăn chính.
Là loài rất thông minh, chúng để ý và hay dùng vẻ mặt ngây thơ, đôi mắt long lanh để làm bạn trở nên yếu lòng mà đáp ứng như cầu của nó. Nhưng việc nuông chiều quá mức sẽ hình thành tính cách ngang bướng, khó bảo, hay đòi hỏi và không chịu thỏa mãn với những gì chúng có.
Một số thuốc trị ve chó, hiệu quả, an toàn, giá rẻ trên thị trường.
Kén ăn hoặc ăn quá nhiều khiến chó bỏ ăn
Cũng có những đặc tính, sở thích riêng như con người, khi dần trưởng thành cún sẽ có nhiều món ăn yêu thích hơn và bắt đầu chê những món ăn không bắt miệng như rau, củ, quả, các món có vị đắng, chua,… Và nếu một số thành phần ấy có trong khẩu phần ăn chúng sẽ có xu thế không thèm, bỏ bữa.
Những món ăn yêu thích chỉ nên thưởng khi chó đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc vừa đạt điểm cao trong kỳ huấn luyện. Không nên buông thả, thỏa mãn niềm đam mê ăn uống của chúng, nên tập trung vào các bữa chính và phân bố số lượng thức ăn, thời gian ăn hợp lí.
Chó bỏ ăn mệt mỏi, buồn bả
Tâm trạng cũng là vấn đề cần bàn tới trong các nguyên do chó bỏ ăn, cũng như ở người, tâm trạng tốt, vui vẻ, thoải mái sẽ ăn được nhiều hơn, tâm trạng xấu, khó chịu, mệt mỏi, buồn bả, ủ rũ sẽ cảm thấy đồ ăn không ngon, mất vị, chán ăn và không muốn thưởng thức thêm nữa.
Chính vì thế cảm xúc cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành thói quen, tính cách ở chó. Nên để ý và theo dõi tâm trạng cún thường xuyên. Tránh tình trạng bỏ ăn lâu ngày sẽ làm hại đến sức khoẻ cũng như tính mạng của chúng.
Chó bỏ ăn do chất lượng thức không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến khiến chó bỏ ăn là chất lượng đồ ăn, thức uống vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, sự thèm ăn của cún. Thức ăn để quá quá hạn, bị ôi thiu, ẩm mốc, bốc mùi không chỉ làm chó bỏ ăn mà còn làm hại đến sức khỏe của chúng.
Hãy kiểm tra kĩ thời hạn đồ ăn trước khi mang ra cho chó, không nên để thức ăn quá lâu, đổ những thức ăn thừa, vệ sinh dụng cụ ăn uống thường xuyên và nên cho chúng ăn thức ăn mới, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị thơm ngon của món ăn.
Chó bỏ ăn do thay đổi thời tiết, môi trường sống
Thay môi trường sống là nguyên nhân thường thấy nhất khi chó bỏ ăn, đây là vấn đề không thể tránh khỏi bởi khi tiếp xúc quá quen với môi trường cũ nhưng đột ngột chuyển sang một môi trường xa lạ khác, cún sẽ khá bất an, cảm thấy không an toàn và nghi ngờ mọi thứ xung quanh kể cả đồ ăn chúng thích.
Thay đổi thời tiết cũng như vậy, tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, biến đổi khí hậu ngày một cao dẫn đến nhiệt độ môi trường lên xuống thất thường là một điều không quá ngạc nhiên. Chó sẽ mệt mỏi, chán ăn khi không thích nghi kịp.
Tất cả hai điều trên đều cần thời gian để chó điều chỉnh và thích nghi. Những lúc như vậy bạn nên cần để tâm, chăm sóc và chơi đùa với em ấy nhiều hơn để chúng thả lỏng, bớt cảnh giác và nhanh chóng làm quen với thời tiết lẫn môi trường xung quanh, như vậy sẽ giảm bớt tình trạng chó bỏ ăn.
Huấn luyện chó đúng cách, dễ hiểu đạt kết quả cao mà bạn có thể tham khảo tại
Dấu hiệu nhận biết chó bỏ ăn
Rất khó để nêu ra toàn bộ biểu hiện nhận biết khi chó bỏ ăn bởi có nhiều nguyên nhân xảy ra từ tâm lí cũng như cần nhiều thời gian để thử và kiểm tra ở chó. Các loại triệu chứng cũng có thể giống nhau nhưng bệnh lí lại hoàn toàn khác nhau. Một số trường hợp phổ biến như:
Chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ
Một số dấu hiệu dễ dàng nhận thấy trong hoạt động thường ngày của cún là: mệt mỏi, ũ rũ, chán nản, lười vận động, chỉ thích nằm một chỗ, nôn ói ra dịch lạ, tiêu chảy, phân nhớt, bốc mùi hôi thối, da nhăn nheo, xanh sao, không có sức sống, mắt lờ mờ, tay chân không nhanh nhạy,…
Chó bỏ ăn chỉ uống nước
Đặc biệt, chó bỏ ăn chỉ uống nước là dấu hiệu thường thấy nhất, khi không khỏe, bị giun sán và đau răng lợi là những lí do chính khiến chúng biếng ăn, thụ động và chỉ uống nước để duy trì sự sống.
Cách điều trị, khắc phục chó bỏ ăn tại nhà
Để điều trị và khắc phục chó bỏ ăn tại nhà khi mắc một số bệnh tâm lí thì không quá khó. Một số cách sau đây bạn cần nên tham khảo:
- Không mềm lòng, vững tin, tuyệt đối không cưng chiều, tạo thói quen xấu.
- Thay đổi thói quen lành mạnh cho chú chó của bạn, cho ăn đúng bữa, đúng giờ, hạn chế cho ăn bữa phụ, mỗi khẩu phần ăn cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Xây dựng chế độ ăn, số lần, số lượng thức ăn hợp lí.
- Ngừng cung cấp thức ăn trong 20 – 24 tiếng khi phát hiện chó nôn mửa ra dịch lạ, tiêu chảy ra phân có màu sẫm.
- Bổ sung nước, đường hoặc Cotasal để thay thế khẩu phần ăn trong 24 tiếng đó, để cún dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.
- Khi dần có tín hiệu tốt hơn nên thay đổi gia vị ăn cho cún bằng những thức ăn nhẹ bụng.
- Cho vận động nhưng với số lượng ít hơn, chăm sóc cho ngủ nghĩ để dưỡng sức.
- Để ý, theo dõi tâm trạng, tình hình sức khỏe, các triệu chứng có thuyên giảm hay không,…
Còn rất nhiều cách điều trị, khắc phục khác. Tuy nhiên đối với một số căn bệnh nguy hiểm thì không thể giải quyết dứt điểm tại nhà, nên đưa đến bác sĩ thú y để có chẩn đoán chuẩn xác, kịp thời chữa trị để bệnh tình không phát triển xấu làm hại đến tính mạng của chó.
Một số lưu ý quan trọng nên biết khi chăm sóc chó bỏ ăn
Chó bỏ ăn là tình trạng nhỏ nhưng rất đáng quan ngại có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của chúng. Nên bỏ túi một số lưu ý sau để chăm sóc chó một cách đúng đắn, an toàn và hiệu quả nhé.
Khi chó nôn ói, tiêu chảy quá nhiều nên không cho ăn, nên bổ sung, cung cấp nhiều nước, chất khoáng cho cún. Cho uống thuốc đúng liều và ghi nhớ giờ giấc, bạn có thể trộn lẫn vào thức ăn để chúng dễ nhai, nuốt và chịu hợp tác hơn.
Khi chó bình thường trở lại nhưng vẫn nên giảm lượng thức ăn và cắt bớt gia vị khi cho vào món ăn. Tránh cho trẻ con tiếp xúc gần với cún vào thời gian này, để chúng nghỉ ngơi, tiết kiệm năng lượng và dưỡng sức trong quá trình trị bệnh.
Dọn dẹp chỗ ở, chỗ sinh hoạt cho cún thật sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh dụng cụ ăn uống thường xuyên cho chúng. Cho ăn chín, uống sôi, nấu thức ăn mới để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn.
Để ý đến mọi hành động trong quá trình sinh hoạt cũng như tâm trạng của cún để điều chỉnh tốt hơn. Hãy là một người bạn đồng hành để giúp em ấy nhanh vượt qua nhanh và mau trở lại những ngày tháng vui vẻ.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục và những lưu ý khi chăm sóc chó bỏ ăn mà trang chủ Top Động Thực Vật cung cấp và giới thiệu. Mong đã giải đáp được mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải.

Khánh An
Khánh An tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm TP, HCM. Hiện đang là CEO, Founder của website topdongthucvat.com. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và chính xác nhất liên quan đến các loài động vật, thực vật, thú cưng. Ngoài ra Khánh An đang là chủ biên soạn chính cho web, sẽ cố gắn cung cấp đến quý đọc giả những thông tin đa chiều về tất cả các loài động vật, thực vật.