Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Đẻ Mới Nhất 2023
Trong quá trình nuôi chó có lẽ giai đoạn chó đẻ là hành trình khó khăn và gian nan nhất đối với người nuôi chó tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, bởi lúc đó bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất để giúp chú cún của mình vượt qua nổi đau thể xác lẫn tinh thần.
Nếu bạn đang không biết phải chăm sóc chó như thế nào, cần làm gì trước và sau khi chó sinh. Đừng lo, hãy để Top Động Thực Vật giới thiệu, giải đáp mọi thắc mắc và tìm ra câu trả lời giúp bạn ngay sau đây nhé!
Trang bị một số kiến thức trước khi chó đẻ
Dấu hiệu nhận biết chó mang thai
Khi vào kỳ sinh sản chó sẽ hay cáu gắt, ăn nhiều, ngủ nhiều và lười vận động hơn. Chúng sẽ có nhiều sự thay đổi bất thường trong tâm lí và cách sinh hoạt. Nếu trước đây cún luôn vui vẻ, tinh nghịch hay quậy phá, thích chạy nhảy thì giờ chúng lại hay mệt mỏi và tỏ ra buồn chán.
Tùy thuộc vào sự thèm ăn của từng con chó, nhưng hầu hết khi có thai chúng đều sẽ ăn nhiều hơn nhưng rất chậm rãi, tiêu hóa kém. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cún có khả năng bị nôn mửa và đôi khi lại tỏ ra không hài lòng với khẩu phần ăn đó.
Sự thay đổi rõ ràng nhất phải nhắc đến núm vú của chó cái, khi mang thai, núm vú chúng sẽ phát triển to hơn, tròn và chuyển sang màu đỏ sẫm. Đồng thời bầu vú của cún sẽ căng hơn và chính bởi sự phát triển quá nhanh ấy mà chúng sẽ hay rên rỉ vì đau. Và sau 25 – 30 ngày nếu bụng to, căng hơn thì 99% là chúng đang mang thai.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chó mang thai giả. Do khi phối giống nhưng không được thụ tinh. Chó sẽ có những dấu hiệu giống như đang mang thai. Vì vậy, nên thường xuyên để ý, kiểm tra mọi hoạt động thường ngày của cún. Để chắc chắn hơn thì hãy đem chúng đến bệnh viện thú ý để tiến hành siêu âm cũng như kiểm tra và chữa bệnh kịp thời.
Dự kiến thời gian chó đẻ
Mỗi năm cún chỉ đẻ được từ 1 – 2 lần tùy vào sức khỏe của từng con. Và mỗi lứa thường cách nhau từ khoảng 6 – 7 tháng. Trung bình từ 58 – 68 ngày là khoảng ngày dự kiến khi chó cái mang thai rồi đẻ. Khoảng thời gian này được bắt đầu tính từ lúc bào thai đang bắt đầu hình thành.
Càng mang thai nhiều lần thì thời gian đẻ sẽ càng sớm hơn. Tùy vào số lượng chó con mà thời gian dự kiến sẽ có sự chênh lệch nhất định như số lượng chó con càng ít thì thời gian mang bầu càng dài, có thể lên đến 68 – 70 ngày và ngược lại thai càng nhiều chó con sẽ đẻ càng sớm tầm 57 – 58 ngày.
Lựa chọn thức ăn cho chó đúng cách, an toàn và hiệu quả mà bạn nên biết
Quá trình đẻ của chó
Trang bị sẵn sàng dụng cụ đỡ đẻ
Nên trang bị tất cả dụng cụ đỡ đẻ từ sớm để luôn sẵn sàng phòng việc chó sinh quá sớm hoặc quá muộn, một số dụng cụ không thể thiếu như giấy cạc tông, chăn, nệm, một vài tấm khăn sạch, kéo, chỉ, thuốc khử trùng, thuốc giảm đậu, thau rửa, giấy báo,… có tác dụng.
Hơn nữa nên xây dựng tổ trong góc nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát và tránh mưa gió, ể đảm bảo nơi hạ sinh phải thật ấm áp và giúp cún có cảm giác an toàn. Lót vào một ít vải mềm, nếu có máy sưởi thì càng tốt, nên chuẩn bị nhiệt kế để đo nhiệt độ và độ ẩm xung quanh ổ, nơi chó đẻ.
Đặc biệt nếu chưa đủ tự tin và chưa trang bị đầy đủ kiến thức về đỡ đẻ cho chó thì không nên liều lĩnh, tốt nhất hãy liên hệ và đưa chó đến bệnh viên thú y hoặc nhờ, hỏi, lĩnh hội kinh nghiệm, tin tức từ người khác để tránh xảy ra những biến cố, tai nạn khi chó đẻ.
Dấu hiệu chó sắp đẻ
Những ngày cuối cùng trong giai đoạn mang thai là khoảng ngày này bạn nên để ý đến chú cún của mình nhiều nhất. Bởi thế nên dự kiến thời gian chó đẻ. Chúng sẽ có một số triệu chứng báo hiệu như: đái rắt, nôn ói, ỉa xón, bỏ ăn, bụng giãn mềm, tiết sữa trước khi sinh.
Hơn nữa chó sẽ thở gấp bằng mồm rất nhanh và liên tục, nhìn vào mặt mũi hơi thẩn thờ, căng thẳng và có chút đờ đẫn. Nhiệt độ cơ thể giảm dần. Trước khi sinh tầm 2 – 4 giờ chó mẹ sẽ kêu rít, rên rỉ, tim đập nhanh, chúng sẽ trở nên hấp tấp, cuống quýt và liếm vào bộ phận sinh dục.
Chó rặn đẻ bao lâu và chăm sóc quá trình chó mẹ đẻ
Thời điểm quan trọng cũng đã tới, bạn không nên hoảng loạn mà hãy thật bình tĩnh. Vì chính bạn chính chỗ dựa tinh thần cho cún mẹ. Tâm trạng của chủ nhân sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chó. Nhanh thì 30p, chậm thì 8 tiếng là khoảng ngày an toàn khi chó bắt đầu rặn đẻ.
Đa phần chó cái sẽ tự mình đẻ. Lúc này, hãy quan sát chó sẽ có một chiếc bọc ối được lòi ra khỏi âm đạo. Cún mẹ sẽ bắt đầu lấy hết sức và rặn liên tục, âm đạo chó sẽ phình to ra và căng cứng, nước ối chảy ra ngoài và chính lúc đó cún con từ trong bụng sẽ chui ra ngoài.
Bởi một lần chó đẻ rất nhiều, bạn nên phụ chúng bằng cách kéo thật nhanh từng con một ra để tránh chó con không kịp thở sẽ bị chết ngạt. Cắt rốn bằng kéo và nối lại bằng thắt chỉ, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cũng như vệ sinh chó mẹ lẫn chó con sẽ có tác dụng giúp tránh nhiễm uốn ván.
Dùng cồn để sát trùng cho chó con, tắm rửa sạch sẽ các vết máu cũng như nhau thai còn sót lại. Và thông thường chó mẹ sẽ ăn nhau thai của chó con nhưng không nên cho chó ăn quá nhiều rất dễ gây khó tiêu. Sau đó chó con sẽ được cho bú đầu lúc ngay sau khi sinh.
Điểm cần lưu ý: chó mẹ chảy ra nước ối màu xanh mà những chú chó con vẫn chưa chịu chui ra thì hãy gọi ngay bác sĩ thú ý hoặc đưa gấp đến bệnh viện để chữa bệnh, có biện pháp và điều trị kịp thời bởi đây là hiện tượng bất thường và rất nguy hiểm.
Cách cắt dây rốn chó con
Sau khi chó đẻ xong hãy dùng những sợi dây chỉ nhúng vào cồn loại povidin hoặc cồn 70°C, thắt buộc chặt dây rốn, lấy kéo cắt sau đó banh kẹp và sát trùng ngay, dùng dây chỉ y tế quấn lấy dây rốn cách bụng từ 1 – 1,5 cm, lau khử trùng bằng cồn rồi cắt cách chỗ thắt chỉ tầm 0.5 cm ở phía ngoài.
Theo khoa học thì sau khi thực hiện cắt dây rốn xong, chó con sẽ có xu thế phản ứng hô hấp, dùng khăn ấm lau cơ thể của chúng và có thể để chúng bú sữa mẹ ngay. Mỗi chú cún ra đời thường cách nhau khoảng tầm 20 – 40 p.
Một số cách huấn luyện chó mà bạn nên tham khảo.
Chó thường đẻ ngày hay đêm?
Tùy thuộc vào nhiệt độ, thời tiết mà thời gian chó đẻ có sự khác biệt. Thông thường cún sẽ lựa chọn những giờ có nhiệt độ trung bình, mát mẻ, dễ chịu sẽ có tác dụng giúp chó con mau chào đời hơn nên buổi tối sẽ là lúc thích hợp và được cún lựa chọn nhất.
Chó sắp đẻ có tắm được không?
Việc này tùy thuộc vào chó mẹ bởi khi mang thai chúng rất cáu gắt và hay khó chịu, nếu đưa chó đi tắm mà chúng có phản ứng tiêu cực, vùng vẫy, chạy loạn xạ thì nên dừng lại ngay. Còn nếu chúng vẫn bình thường thì cứ tắm cho chó như mọi ngày.
Tuy nhiên, khi tắm cho chó đang mang bầu cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng. Bản thân cũng cần giữ tinh thần thật bình tĩnh, luôn tươi cười và nói chuyện hợp với cún. Hạn chế sử dụng những loại sữa tắm quá hạn hoặc các mặt hàng lậu sẽ phản tác dụng làm gây dị ứng, kích thích da chó.
Nếu có điều kiện và cần thiết thì hãy đưa chó đến một số trung tâm thú cưng để tắm rửa cho chó khi mang thai đúng cách, an toàn, thơm tho lại hiệu quả. Tốt nhất là đừng khiến chó cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và có chút ngợp thở khi tắm. Nên đưa đến cửa hàng thú y để làm sạch chó cũng như kiểm tra và chữa bệnh kịp thời.
Huấn luyện chó con từ A tới Z mà bạn nên tham thảo.
Chăm sóc chó sau sinh đúng cách
Chó mẹ
Không vận động, bỏ ăn trong quá trình mang thai dẫn đến sức khoẻ yếu đi, đã từng có rất nhiều trường hợp, chó mẹ sinh xong bị chết yểu. Và cũng giống ở người, chó mẹ sẽ rất mệt mỏi khi chăm con, sau khi đẻ xong chúng còn cho con bú sữa.
Chính vì thế, chó mẹ cần được chăm sóc tận tình, chu đáo, nên cho chó ăn thức ăn nhanh lành lại vết thương như những khẩu phần ăn chứa giàu chất đạm từ nước hầm thịt, xương, cháo thịt bằm, cá,… để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp chó mẹ có nhiều sữa hơn để cho con bú.
Đây sẽ là khoảng thời gian chó mẹ và cả chó con ngủ nghĩ để lấy lại sức. Giữ cho chó không gian thật yên tĩnh, tránh cho tiếp xúc với người ngoài, hạn chế tiếng ồn. Chỗ sinh hoạt của chó mẹ phải thật sạch sẽ, thoáng mát và rộng rãi.
Đừng để ánh nắng, mưa gió chiếu manh hoặc tác động trực tiếp vào người chúng. Có thể cho cún tắm nắng vào những khung giờ có nắng tốt. Hãy thường xuyên quan tâm, chăm sóc và nâng niu chú chó của bạn như vuốt ve chó, nói chuyện cùng chó,… để tránh cún bị trầm cảm sau sinh. Có vấn đề gì hãy tìm gặp ngay bác sĩ thú y để chữa bệnh và phòng tránh kịp thời.
Chó con
Cún con mới sinh ra đều rất yếu ớt. Khi bạn cắt rốn cho chúng, cần chú ý, thật cẩn thận để tránh cắt va vào cún, cắt quá sâu hay quá dài. Và hãy khử trùng ngay sau khi cắt rốn để tránh bị nhiễm trùng, bị uốn ván hoặc gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Sau khi được sinh ra đờ, chó con thường sẽ dính đầy nước ối và máu. Hãy lấy khen ấm, mềm lau sạch người cún. Chó con mới chào đời thường chưa thể mở mắt nhưng với bản năng chúng có thể tự tìm đến mẹ của mình.
Chó con ngay sau khi chào đời đã có thể được bú sữa mẹ ngay, để hỗ trợ, giúp cún tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị chết yểu. Trong những tháng đầu sữa mẹ là nguồn cung cấp duy nhất cho cún con.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chó mẹ không đủ sữa vì sức đề kháng, tuyến sữa hay quá nhiều chó con cần lượng sữa lớn. Bạn có thể tham khảo một số nguồn sữa bên ngoài như: sữa bột Bio Milk, sữa đặc ông thọ, sữa PetLac, sữa tươi hay sữa EsbiLac,…
Nếu có thể hãy mua cả bình sữa có núm vú giả. Khi cho chó bú sữa cần đặt nằm cún đúng vị trí trong chăn hoặc khăn để giữ độ ấm áp cho chúng. Bốn chân ngửa lên. Đưa bình sữa, núm vú giả vào mồm chó có và nghiêng bình sữa. Khi bạn đã cảm thấy chó đã no rồi thì dừng lại.
Sau đó nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y hoặc các chuyên gia để họ sẽ cho bạn những chia sẻ, lời khuyên, kinh nghiệm hữu ích cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn, nước uống của chó mẹ và cả chó con trong những giai đoạn quan trọng. Cũng như những mũi tiêm phòng cần thiết giúp phòng tránh, chữa bệnh một số vấn đề về sức khỏe hay gặp ở chó.
Thức ăn cho chó con được khuyên dùng, giàu dinh dưỡng, ngon rẻ mà bạn nên biết
Có nên sử dụng thuốc kích đẻ cho chó đẻ
Đây có thể là câu hỏi nan giải đối với nhiều người. Tất nhiên điều gì tự nhiên vẫn là tốt nhất, nên cố gắng để chó tự rặn và sinh con một cách tự nhiên và bình thường nhất bởi cún sẽ lành vết thương và khỏe nhanh hơn sau khi sinh nở.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên mua sẵn loại thuốc oxytoxin – một loại hormone giúp kích thích chó mẹ đẻ nhanh hơn tạị phòng khám, cửa hàng thú y hoặc những nơi chuyên bán thuốc dành cho động vật vì có nhiều chú chó quá khó sinh, rặn mãi không ra con để lâu sẽ rất nguy hiểm cho cả chó mẹ và chó con.
Nên đọc hướng dẫn và hỏi kĩ càng từ bác sĩ, người có kinh nghiệm. Cách tiêm mà bạn có thể tham khảo: khoảng tầm 30 phút sau khi sinh con đầu tiên vẫn không thấy chú cún thứ 2 ra thì hãy tiêm một liều. Các mũi tiêm tiếp theo phải cách nhau từ 30 – 40 p.
Lưu ý không được tiêm cho chó mẹ khi chưa sinh được cún con nào. Nếu chó đẻ ra bị vướng, mắc tại tử cung chó mẹ, cần đặt tấm lót khăn và kéo ra. Lợi dụng những lúc chó mẹ rặn đẻ mạnh để lôi con ra. Tránh trường hợp chó con bị mắc và ở luôn trong cổ tử cung làm tắc mạch máu khiến chó con thiếu oxy bị chết ngạt.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về chó đẻ mà bạn cần trang bị cho chính bản thân mình. Mong rằng trang chủ Top Động Thực Vật đã giải đáp được mọi thắc mắc cũng như trả lời các câu hỏi mà bạn đang gặp phải.

Khánh An
Khánh An tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm TP, HCM. Hiện đang là CEO, Founder của website topdongthucvat.com. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và chính xác nhất liên quan đến các loài động vật, thực vật, thú cưng. Ngoài ra Khánh An đang là chủ biên soạn chính cho web, sẽ cố gắn cung cấp đến quý đọc giả những thông tin đa chiều về tất cả các loài động vật, thực vật.